Hãy có dành cái nhìn công tâm cho Gen Z
Kathleen Ethier, giám đốc Ban Sức khỏe Vị thành niên và Trường học của CDC cho biết: “Các cô gái tuổi teen của chúng ta đang phải chịu đựng làn sóng bạo lực và chấn thương nặng nề, và điều đó ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của họ”.

Kathleen Ethier, giám đốc Ban Sức khỏe Vị thành niên và Trường học của CDC cho biết: “Các cô gái tuổi teen của chúng tôi đang phải chịu đựng làn sóng bạo lực và chấn thương nặng nề, và điều đó ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của họ”.
Kết quả từ Khảo sát hành vi rủi ro ở thanh thiếu niên năm 2021 của CDC cho thấy những xu hướng đáng ngạc nhiên. Gần 3 trong số 5 cô gái tuổi teen (57%) cho biết họ cảm thấy "buồn bã hoặc tuyệt vọng dai dẳng". Đó là tỷ lệ cao nhất trong một thập kỷ. Và 30% cho biết họ đã cân nhắc nghiêm túc đến việc tự tử — một tỷ lệ đã tăng gần 60% trong 10 năm qua.
Sức khỏe tinh thần ở việt nam?
Theo thống kê mới đây của một cuộc khảo sát tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố lớn nhất Việt Nam, cho thấy 6% người dân đang phải đối mặt với các vấn đề về tâm thần và độ tuổi của những người bị rối loạn tâm thần có xu hướng trẻ hóa theo nhóm tuổi từ 15 đến 27 tuổi trong khi trước đây, phần lớn người mắc bệnh trầm cảm ở độ tuổi từ 60 đến 65 tuổi (Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, 2022). Ngoài ra, UNICEF Việt Nam (n.d) tuyên bố rằng ở Việt Nam nhìn chung, tỷ lệ phần trăm các vấn đề về sức khỏe tâm thần ở trẻ em và thanh thiếu niên nằm trong khoảng từ 8% đến 29%, với các tỷ lệ khác nhau tùy theo tỉnh hoặc giới tính cũng như phương pháp nghiên cứu. Họ cũng nghiên cứu một cuộc khảo sát dịch tễ học gần đây với 10 trong số 63 tỉnh đại diện cho thấy chỉ có khoảng 12 phần trăm tương đương với 3 triệu trẻ em ở Việt Nam cần được hỗ trợ và điều trị y tế cần thiết. Tuy nhiên, chỉ 20% trong số họ được cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần (Bệnh viện quốc tế Vinmec, 2016). Tất cả những số liệu này cho thấy rõ vấn đề tâm thần ở Việt Nam chưa được quan tâm và coi là vấn đề lớn.
Đưa mắt nhìn sang một nền văn hoá có nhiều nét tương đồng với Việt Nam như Đài loan, vào năm 1981 cách đây 42 năm, chính phủ đã đưa ra quyết định uỷ quyền cho một tổ chức sức khỏe tâm thần tư nhân xây dựng dự thảo Đạo luật Sức khỏe Tâm thần. Điều này đã cho thấy sự chuẩn bị nghiêm túc, bài bản, có khoa học và trách nhiệm của các cấp ban ngành nước sở tại từ rất sớm. Đạo luật Sức khỏe Tâm thần Đài Loan với 52 điều được thành lập vào năm 1990. Dựa trên phiên bản đầu tiên của Đạo luật Sức khỏe Tâm thần (MHA), nó nhằm mục đích cân bằng giữa quyền của bệnh nhân và sự hài hòa của xã hội. Sau một số sửa đổi nhỏ và sửa đổi đáng kể vào năm 2007, phiên bản sửa đổi của MHA đã chính thức được ban hành vào ngày 4 tháng 7 năm 2008.
Bản sửa đổi MHA này bao gồm 7 chương và 63 điều. Mục đích của nó là (A) bảo vệ và cấm phân biệt đối xử đối với bệnh nhân tâm thần; (B) để giúp bệnh nhân và gia đình họ phục hồi, cũng như giúp các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần và chính phủ trong các quyết định nghiên cứu và điều trị. (C) để đảm bảo rằng quyết định cuối cùng về việc bắt buộc nhập viện các bệnh nhân mắc bệnh tâm thần nặng (SMI) phải được sự chấp thuận của Ủy ban Đánh giá Bắt buộc về Bệnh Tâm thần và Đánh giá Chăm sóc Cộng đồng (PDMACCRC); (D) khuyến khích bệnh nhân trở lại và ở lại cộng đồng; và (E) tăng cường thuốc tâm thần dự phòng để tăng cường sức khỏe tâm thần. Một trong những nội dung quan trọng nhất là thay đổi thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Tại Việt Nam, phải cho tới khi đại dịch Covid 19 xảy ra, mọi người mới quan tâm hơn tới sức khỏe tinh thần của chính mình nhiều hơn. Tuy nhiên, nhìn lại các sự kiện đã xảy ra gần đây như cha mẹ thiếu phương cách đồng hành với con trong câu chuyện tăng sức đề kháng khi đối diện với áp lực, hay việc cộng đồng kêu gọi gỡ bỏ một sản phẩm nghệ thuật vì một vài khung hình được cho là ảnh hưởng xấu tới tinh thần người trẻ, chúng ta mới thấy xã hội hiện nay chưa sẵn sàng để đối thoại một cách cởi mở về chủ đề này. Nhưng một câu hỏi đặt ra:
Nếu không phải bây giờ, thì là bao giờ?
Gen Z (sinh năm 1996-2012) là thế hệ có thể nói là những người thuần kỹ thuật số thực sự: ngay từ khi còn trẻ, họ đã có cảm tình với internet, mạng xã hội và hệ thống di động. Bối cảnh đó đã tạo ra một thế hệ siêu nhận thức rất thoải mái với công việc thu thập và tham khảo chéo nhiều nguồn thông tin cũng như tích hợp các trải nghiệm ảo và ngoại tuyến. Nghiên cứu của Mckinsey dựa trên cuộc khảo sát cho thấy bốn hành vi cốt lõi của Gen Z, tất cả đều tập trung vào một yếu tố: thế hệ này tìm kiếm sự thật. Thế hệ Z coi trọng cách thể hiện cá nhân và tránh dán nhãn. Họ tin tưởng sâu sắc vào hiệu quả của đối thoại để giải quyết xung đột và cải thiện thế giới.
Thế hệ Gen Z, ai cũng có một điều gì, một người nào mà họ tin là quan trọng hay có ý nghĩa với bản thân mình để phấn đấu, để theo đuổi hay để hoàn thành bằng cách này hay cách khác. Đó có thể là giá trị tình cảm gia đình; Đó cũng có thể là sự khẳng định năng lực trong công việc. Đó có thể là sự chấp nhận giới tính của cộng đồng hay chỉ đơn giản là sự gắn kết với một loài động vật nào đó. Đó là động lực sống, cống hiến và phát triển của mỗi người. Cứ như thế, gen Z cố gắng, phấn đấu cho những niềm tin, giá trị sống ở ngoài kia. Nhưng cũng chính họ lại chọn đối xử một cách khó khăn hơn với bản thân ở hiện tại.
Họ không cho phép bản thân rủ bỏ hình tượng “ một người tài năng trong tương lai" hay chính trách nhiệm với niềm tin của mình “ nếu mình không làm thì ai làm?” cứ như thế họ dần hà khắc với bản thân và ít “kêu ca" lại. Với hàng tá tin tức về “giới trẻ tự kiếm tiền tỷ” hay “em bé tự kinh doanh nuôi cả gia đình” khiến họ ngập chìm trong áp lực đồng trang lới- peer pressure. Họ lựa chọn vật lộn âm thầm, một mình, bởi định kiến xã hội nói rằng hãy “sống lý trí lên”, đừng “bị cảm xúc chi phối”, rằng ta như vậy vì “chưa đủ cố gắng", ta “quá nhạy cảm.” Định kiến cũng khiến nhiều người có khủng hoảng tâm lý hay trầm cảm kỳ thị bản thân, thấy mình “kém cỏi", “vô dụng", “gây phiền hà".
Tuy nhiên, The báo cáo Căng thẳng ở Mỹ: Gen Z do Hiệp hội Tâm thần Mỹ công bố vào tháng 10/2019, gần 40% Gen Z có xu hướng tiếp nhận điều trị hoặc đi trị liệu tâm thần, so với 35% thế hệ Millennials và 26% Gen X. Gen Z lớn lên trong thời kỳ hỗn loạn bao gồm nhiều yếu tố gây căng thẳng như sự kiện 11/9 , vụ xả súng ở trường học, chìm phà sewol, biến đổi khí hậu và bất ổn chính trị, nhưng thế hệ này đã luôn chứng tỏ mình là một thế hệ công khai nói về sức khỏe tâm thần.
Thế hệ Gen Z cởi mở hơn trong việc nói về sức khỏe tinh thần và ngày càng trở nên nhạy cảm. Họ muốn làm việc ở một nơi thật sự ý nghĩa về cả sự nghiệp bản thân và tầm ảnh hưởng của công ty đối với lợi ích xã hội. Báo cáo của Lever cũng chỉ ra rằng 42% Gen Z mong muốn làm việc tại công ty có định hướng và mục tiêu rõ ràng hơn là công việc có mức lương cao. Họ cũng muốn đầu quân cho công ty đứng lên bảo vệ, chỉ ra các vấn đề liên quan tới công bằng xã hội và đặt con người lên trên lợi ích cá nhân.
____________________________________________
Reference:
Edwards, E. (2023). CDC says teen girls are caught in an extreme wave of sadness and violence. https://www.nbcnews.com/health/health-news/teen-mental-health-cdc-girls-sadness-violence-rcna69964
http://www.sop.org.tw/sop_journal/Upload_files/31_3/002.pdf
Thuy, L. M. (2021). Suicide in young people- Grief alone is not enough. HCMC Center for Disease Control. https://hcdc.vn/category/van-de-suc-khoe/tu-tu-o-nguoi-tre-tuoi-dau-long-thoi-khong-du-bca3fc4da7869518c1945a54d85de8a1.html
UNICEF Viet Nam. (n.d). Mental health and psychosocial wellbeing among children and young people in selected provinces and cities in Viet Nam. https://www.unicef.org/vietnam/media/976/file/Study%20on%20mental%20health%20and%20psychosocial%20wellbeing%20of%20Children%20and%20Young%20people%20in%20Viet%20Nam.pdf
Vinmec International hospital. (2022). Current state of depression in Vietnam. https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/tinh-trang-tram-cam-o-viet-nam-hien-nay/?link_type=related_posts#:~:text=Theo%20nghi%C3%AAn%20c%E1%BB%A9u%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%B9,kh%E1%BB%8Fe%20t%C3%A2m%20l%C3%BD%2C%20t%C3%A2m%20th%E1%BA%A7n.