Kích thích từ trường xuyên sọ (TMS) trong điều trị Rối loạn lo âu

Hyppo Clinic

Rối loạn lo âu là tình trạng sức khỏe tâm thần phổ biến gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe tinh thần - sức khỏe thể chất và chức năng xã hội của người mắc rối loạn. Vậy ta có thể sử dụng phương pháp kích thích từ trường xuyên sọ (TMS) trong điều trị rối loạn lo âu như thế nào?

Kích thích từ trường xuyên sọ (TMS) trong điều trị Rối loạn lo âu

Rối loạn Lo âu là gì?

Rối loạn Lo âu là tình trạng sức khỏe tâm thần phổ biến gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe tinh thần - sức khỏe thể chất và chức năng xã hội của người mắc rối loạn. Một số loại rối loạn lo âu cụ thể, bao gồm nhưng không giới hạn ở những loại sau:

Tìm hiểu thêm về Rối loạn Lo âu qua chia sẻ của BSCKI. Nguyễn Thị Nhẫn:

Rối loạn lo âu vẫn là một trong những tình trạng sức khỏe tâm thần có thể được điều trị bằng nhiều cách. Thông thường, cách thức điều trị truyền thống và mang lại hiệu quả cao cho những trường hợp mắc rối loạn lo âu là kết hợp giữa thuốc và liệu pháp tâm lý (như liệu pháp hành vi nhận thức, chánh niệm, liệu pháp cá nhân). Tuy nhiên, không phải tất cả những người bị rối loạn lo âu đều đáp ứng với các hình thức điều trị truyền thống. Trong các hướng điều trị phi truyền thống thì điều trị bằng Kích thích từ trường xuyên sọ, hoặc TMS được cho thấy là đáp ứng điều trị hiệu quả. Vậy liệu pháp TMS có giúp làm giảm rối loạn lo âu?

Kích thích từ trường xuyên sọ - TMS là gì?

Kích thích từ trường xuyên sọ (Transcranial Magnetic Stimulation, viết tắt là TMS) là phương pháp kích thích não bộ “không xâm lấn”, không giải phẫu, sử dụng xung điện từ dưới dạng sóng ngắn để tác động lên các tế bào thần kinh giúp kích hoạt một số vùng nhất định trong não để giúp điều trị các tình trạng như trầm cảm và lo âu.

Người bệnh sẽ được ngồi vào máy, sau đó bác sĩ sẽ đặt một cuộn dây lên đầu bệnh nhân để cố định các xung từ tính đến các vùng não mong muốn. Với cuộn cảm từ tính đặt vào phía trên vùng não trước, liệu pháp sẽ được tiến hành bằng cách khởi chạy các xung điện từ. Các xung này sẽ được phát lập đi lập lại liên tục trong một khoảng thời gian từ 30 – 60 phút nhằm cải thiện tình trạng hoạt động bất ổn của não bộ. Sau khi hoàn thành xong 1 buổi trị liệu, người bệnh có thể về nhà và sinh hoạt như bình thường.

Hình ảnh bệnh nhân thực hiện rTMS tại HYPPO Clinic

TMS thường được sử dụng với những bệnh nhân trầm cảm kháng trị và đã có nhiều nghiên cứu ủng hộ độ hiệu quả của phương pháp này đối với trầm cảm. Bệnh nhân bị rối loạn trầm cảm đã thấy những cải thiện đáng kể về sức khỏe tâm thần của họ khi sử dụng TMS. Vậy liệu pháp TMS có thể giúp điều trị chứng rối loạn lo âu theo cách tương tự hay không?

TMS có giúp điều trị Rối loạn Lo âu?

Câu trả lời là CÓ. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những bệnh nhân mắc rối loạn lo âu sau khi thực hiện TMS thì giảm các triệu chứng sau:

  • Sự bồn chồn
  • Vấn đề về giấc ngủ
  • Vấn đề về sự tập trung
  • Cáu gắt
  • Tiểu tiện thường xuyên
  • Hụt hơi, khó thở
  • Mờ mắt
  • Căng cơ
  • Đổ nhiều mồ hôi
  • Vấn đề tiêu hóa
  • Nhức đầu
  • Huyết áp cao

Đại đa số những trường hợp bị rối loạn lo âu đều có yếu tố sinh học là một phần nguyên nhân. Nhìn chung, những người mắc chứng lo âu đa số có ghi nhận những bất thường ở vỏ não trước trán. Đây là lý do chính khi sử dụng thuốc theo toa để điều trị rối loạn lo âu, thuốc giúp giải quyết những bất thường mà vùng não này đang gặp phải.

Liệu pháp TMS hoạt động bằng cách tập trung vào phần vỏ não trước trán. Khi đó, bác sĩ sẽ đặt thiết bị gần vùng vỏ não trước trán trước. Khi tiến hành thủ thuật, máy sẽ cung cấp một xung từ trường đến khu vực này, giúp kích hoạt các vùng của vỏ não trước trán vốn không tự kích hoạt (dẫn đến hiện tượng lo lắng). 

Liệu pháp TMS không phải là phương pháp điều trị rối loạn lo âu phổ biến, tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nó không hiệu quả. Liệu pháp TMS được ghi nhận là mang lại hiệu quả điều trị cao trong việc điều trị các triệu chứng rối loạn lo âu.

ThS. BSCKI. Lê Hoàng Ngọc Trâm thực hiện phương pháp rTMS

Theo dõi quy trình thực hiện phương pháp TMS tại HYPPO Clinic cùng ThS. BS. Lê Nguyễn Thụy Phương:

Tài liệu tham khảo:

M.H. (2021). Can TMS Therapy Help Anxiety?. MyPsychiatrist. https://mypsychiatrist.com/blog/can-tms-help-anxiety/