Nhận biết những dấu hiệu tiềm ẩn của trầm cảm

Nhận biết những dấu hiệu tiềm ẩn của trầm cảm

HYPPO Clinic

Bài viết này thảo luận về một số triệu chứng trầm cảm tiềm ẩn. Bao gồm các nguyên nhân phổ biến gây trầm cảm và mọi người nên làm gì nếu họ hoặc người thân gặp phải các triệu chứng đó.

Tìm hiểu về trầm cảm và các triệu chứng thường gặp cùng BSCKI. Nguyễn Thị Nhẫn:

Một số người có thể rơi vào giai đoạn trầm cảm mà không hề biết. Mặc dù các triệu chứng phổ biến như buồn bã hoặc tuyệt vọng có thể dễ dàng nhận ra nhưng một vài dấu hiệu trầm cảm tiềm ẩn có thể ít được nhận thấy.

Mặc dù nhiều triệu chứng trầm cảm rất rõ ràng nhưng vẫn có nhiều dấu hiệu tiềm ẩn. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là các tình trạng y tế khác cũng có thể gây ra một số triệu chứng tương tự.

Sự thèm ăn và thay đổi cân nặng 

Ăn quá nhiều hoặc quá ít có thể là dấu hiệu của trầm cảm. Một số người tìm đến đồ ăn để cảm thấy thoải mái, trong khi những người khác giảm sự thèm ăn hoặc ăn ít hơn do tâm trạng chán nản. 

Những thay đổi về lượng thức ăn có thể làm tăng hoặc giảm cân. Sự thay đổi này cũng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và mức năng lượng.

Điều này cũng có thể do các yếu tố sinh lý đang diễn ra. Ví dụ, có mối liên hệ giữa lượng mỡ dư thừa trong cơ thể và tình trạng tăng viêm. Ngược lại, điều này có thể đóng một vai trò trong sự phát triển hoặc mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng trầm cảm.

Thay đổi thói quen ngủ 

Có một mối liên hệ chặt chẽ giữa tâm trạng và giấc ngủ. Thiếu ngủ có thể góp phần gây ra trầm cảm và trầm cảm có thể khiến bạn khó ngủ hơn.

Nghiên cứu năm 2015 của Al-Abri MA cho thấy mất ngủ mãn tính có thể góp phần gây ra trầm cảm. Điều này có thể là do những thay đổi các chất hóa học thần kinh trong não.  

Tuy nhiên, ngủ nhiều hơn bình thường cũng có thể là dấu hiệu cho thấy một người có thể mắc trầm cảm.

Sử dụng rượu hoặc chất kích thích 

Một số người mắc rối loạn khí sắc có thể sử dụng rượu hoặc chất kích thích để đối phó với những cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn như buồn bã, cô đơn hoặc vô vọng.

Theo Hiệp hội Lo âu và Trầm cảm Hoa Kỳ (ADAA) báo cáo rằng tại Hoa Kỳ, khoảng 1 trong 5 người mắc rối loạn lo âu hoặc rối loạn khí sắc như trầm cảm cũng mắc rối loạn sử dụng rượu hoặc rối loạn sử dụng chất. Ngược lại, tỷ lệ tương tự những người có rối loạn sử dụng rượu hoặc chất gây nghiện cũng gặp các rối loạn khí sắc.

Độc thoại nội tâm tiêu cực 

Độc thoại nội tâm tiêu cực là một cuộc độc thoại nội tâm tự phê bình bản thân và được cho là có hại. Nhiều người mắc trầm cảm trải qua việc độc thoại tiêu cực và mặc định có những suy nghĩ có hại, chỉ trích bản thân.

Mặc dù có rất ít nghiên cứu về tác động lâu dài của việc đối thoại nội tâm tiêu cực, nhưng nghiên cứu của Kim J. và cộng sự (2021) đã chỉ ra rằng nó gây hại đến sức khỏe và chức năng nhận thức.

Kiệt sức 

Cảm thấy mệt mỏi quá mức là một triệu chứng rất phổ biến của trầm cảm. Một số nghiên cứu của Ghanean, H. và cộng sự (2018) cho thấy hơn 90% người có trầm cảm cảm thấy kiệt sức.

Mặc dù đôi khi mọi người đều cảm thấy kiệt sức, nhưng những người bị kiệt sức nghiêm trọng hoặc kéo dài - đặc biệt nếu nó đi kèm với các triệu chứng khác - có thể là triệu chứng tiềm ẩn của trầm cảm.

Hạnh phúc gượng ép 

Đôi khi, người ta gọi trầm cảm tiềm ẩn là “trầm cảm cười”. Lý do cho điều này là những người che giấu các triệu chứng có thể cố gắng đảm bảo rằng khuôn mặt của họ trông vui vẻ khi ở cùng người khác.

Tuy nhiên, khó có thể chạy theo niềm vui và sự tích cực gượng ép này. Theo thời gian, chiếc mặt nạ có thể bị tuột ra và những dấu hiệu buồn bã, vô vọng hoặc cô đơn có thể sẽ xuất hiện.

Bi quan hơn người khác

Có giả thuyết cho rằng những người mắc trầm cảm có thể biểu hiện một đặc điểm gọi là “chủ nghĩa hiện thực trầm cảm”. Điều này có nghĩa là họ có thể có quan điểm chính xác hơn về các sự kiện và khả năng kiểm soát các sự kiện đó của họ tốt hơn so với những người không trầm cảm.

Thực tế hơn hoặc bi quan hơn những người khác có thể là một dấu hiệu của trầm cảm, đặc biệt nếu người đó có kèm các triệu chứng trầm cảm khác.

Mất tập trung 

Khi một người bị phân tâm trong cuộc trò chuyện hoặc mất khả năng suy nghĩ, điều này cho thấy có thể có vấn đề về trí nhớ và sự tập trung ở họ. Những vấn đề như vậy là một triệu chứng phổ biến của trầm cảm.

Một nghiên cứu 2014 của Eiko I. Fried và Randolph M. Nesse cho thấy những khó khăn về khả năng tập trung và chú ý có thể làm trầm trọng thêm tác động xã hội của trầm cảm bằng cách khiến cuộc sống, công việc và các mối quan hệ cá nhân trở nên khó khăn hơn.

Ngoài ra, một một đánh giá năm 2018 của Hannah Z. và cộng sự lưu ý rằng rối loạn chức năng nhận thức là một khía cạnh quan trọng của rối loạn trầm cảm chủ yếu (MDD). Điều này có thể ảnh hưởng đáng kể đến đời sống xã hội của một người, việc quay trở lại làm việc và năng suất làm việc.

Mất hứng thú

Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia liệt kê “mất hứng thú hoặc niềm vui trong các sở thích và hoạt động” là một trong những triệu chứng rõ ràng của trầm cảm. Không hứng thú với những hoạt động mà một người từng yêu thích có thể là một trong những dấu hiệu đầu tiên mà người khác nhận thấy khi người thân của họ đang trong giai đoạn trầm cảm.

Đau và các rối loạn sức khỏe khác

Trầm cảm là một tình trạng sức khỏe tâm thần, nhưng nó cũng có thể gây ra những hệ quả thể chất. Ngoài việc thay đổi cân nặng và mệt mỏi, các triệu chứng thể chất tiềm ẩn khác của trầm cảm cần chú ý bao gồm:

  • Đau đầu
  • Tức ngực
  • Tim đập nhanh
  • Đau nhức và khó chịu
  • Vấn đề tiêu hóa

Khác biệt tính cách 

Một số người trầm cảm tiềm ẩn trải qua những thay đổi về tính cách. Họ có thể trở nên im lặng và thu mình hơn, hoặc có thể tức giận và cáu kỉnh.

Nhiều người không liên tưởng sự tức giận và khó chịu với trầm cảm, nhưng những thay đổi tâm trạng này không phải là hiếm. Thay vì tỏ ra buồn bã, một số người trầm cảm tiềm ẩn có thể tỏ ra cáu kỉnh và tức giận một cách công khai hoặc bị kìm nén.

Giảm ham muốn tình dục 

Một số chuyên gia chăm sóc sức khỏe coi những thay đổi trong ham muốn tình dục là dấu hiệu chính khi chẩn đoán các giai đoạn trầm cảm. Trong một nghiên cứu năm 2018 của Thakurdesai A. và cộng sự, trầm cảm nặng hơn có liên quan đến rối loạn chức năng tình dục nghiêm trọng hơn. Rối loạn chức năng này bao gồm rắc rối với chức năng tình dục, ham muốn và sự hài lòng.

Có một số lý do khiến ham muốn tình dục có thể giảm trong giai đoạn trầm cảm. Bao gồm:

  • Mất hứng thú trong các hoạt động yêu thích, ví dụ như tình dục 
  • Mệt mỏi và mức năng lượng thấp 
  • Lòng tự trọng thấp

Nguyên nhân phổ biến của trầm cảm 

Các nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây trầm cảm. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng sự kết hợp của các yếu tố sinh học và môi trường có vai trò trong sự khởi phát của rối loạn này.

Cần làm gì nếu bạn nghĩ bản thân đang có dấu hiệu trầm cảm tiềm ẩn 

Những người có triệu chứng trầm cảm nên cân nhắc tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia chăm sóc sức khỏe, chẳng hạn như bác sĩ hoặc nhà trị liệu tâm lý. Những chuyên gia này có thể giúp chẩn đoán và đề xuất một liệu trình điều trị phù hợp.

Người có trầm cảm cũng có thể mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ những người thân.

Các bước khác để kiểm soát trầm cảm bao gồm:

  • Giảm căng thẳng, chẳng hạn như thông qua thiền, các bài tập thở sâu, hoặc yoga
  • Nâng cao lòng tự trọng thông qua những lời khẳng định tích cực về bản thân 
  • Giao lưu với người khác, mặc dù điều này có thể là một thách thức đối với người trầm cảm
  • Tham gia vào các hoạt động từng yêu thích
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Ăn chế độ chế độ ăn cân bằng
  • Nhờ sự hỗ trợ của bạn bè và người thân
  • Tham gia vào các nhóm hỗ trợ

Những câu hỏi thường gặp 

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về việc liệu có thể mắc trầm cảm mà không biết hay không.

Mọi người có thể không biết rằng họ mắc trầm cảm?

Có thể một người mắc trầm cảm mà không biết điều đó. Các triệu chứng trầm cảm tiềm ẩn bao gồm:

  • Thay đổi cân nặng 
  • Rối loạn giấc ngủ 
  • Sử dụng rượu hoặc chất kích thích
  • Độc thoại nội tâm tiêu cực
  • Kiệt sức
  • Mất tập trung
  • Giảm ham muốn tình dục 

Có trầm cảm thầm lặng không?

Có nhiều loại trầm cảm, bao gồm rối loạn trầm cảm chủ yếu và rối loạn cảm xúc theo mùa.

Trầm cảm tiềm ẩn hay “trầm cảm thầm lặng” không phải là một chẩn đoán y khoa và đề cập đến các triệu chứng trầm cảm mà người khác ít nhận ra.

Trầm cảm không được chú ý trong bao lâu? 

Theo nghiên cứu của Williams S.Z. và cộng sự (2017), khoảng 2/3 số trường hợp trầm cảm ở Hoa Kỳ không được chẩn đoán.

Những lý do cho điều này bao gồm sự kỳ thị, thiếu nhu cầu nhận thức và khả năng chi trả.