![ADHD ở bé gái: khác nhau như thế nào?](/img-default.jpeg)
ADHD ở bé gái: khác nhau như thế nào?
Bài viết này đề cập đến các triệu chứng, nguyên nhân và điều trị ADHD ở bé gái.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) lưu ý rằng 9.8% trẻ em từ 3-17 tuổi ở Hoa Kỳ đã được chẩn đoán ADHD. Tương đương với khoảng 6 triệu trẻ em.
Bác sĩ thường chẩn đoán ADHD ở bé trai nhiều hơn bé gái. CDC báo cáo rằng các bác sĩ đã chẩn đoán khoảng 13% bé trai mắc ADHD trong năm 2016 - 2019, trong khi chỉ có 6% bé gái được chẩn đoán tương tự.
Điều này khiến nhiều người lầm tưởng rằng ADHD là “rối loạn của con trai” và hiếm khi xảy ra ở con gái. Do đó các triệu chứng ADHD nhiều khả năng không được chú ý hoặc không được chẩn đoán ở bé gái.
Triệu chứng ADHD
Có 3 loại triệu chứng của ADHD:
- Giảm chú ý: gặp khó khăn trong việc tập trung chú ý nhưng hầu như không gây rối.
- Tăng động và bốc đồng: hành vi tăng động và bốc đồng có thể gây rối.
- Kết hợp cả giảm chú ý, tăng động và bốc đồng: có tất cả các triệu chứng trên.
Dấu hiệu chính và triệu chứng của ADHD có thể áp dụng cho cả nam và nữ.
Tìm hiểu thêm về các triệu chứng cùng ThS. BS. Đào Thị Thu Hương:
ADHD khác nhau như thế nào ở bé gái?
Bé trai có nhiều khả năng được chẩn đoán ADHD hơn bé gái, điều này có thể do ADHD thường biểu hiện tương đối khác ở bé gái.
Các triệu chứng có thể ít rõ ràng hơn và không phù hợp với các khuôn mẫu thông thường liên quan đến ADHD. Các bé gái thường có biểu hiện giảm chú ý và ít biểu hiện các triệu chứng hiếu động quá mức.
Các triệu chứng sau đặc biệt có khả năng ảnh hưởng đến các bé gái:
- Giảm chú ý: trẻ mắc ADHD không thể tập trung đủ lâu để hoàn thành một công việc ở nhà hoặc trường học.
- Mất tập trung: những sự việc xảy ra bên ngoài hoặc những suy nghĩ bên trong thường dễ làm cho trẻ mất tập trung.
- Tăng động: nhiều trẻ mắc ADHD thường có xu hướng di chuyển, đứng ngồi không yên hoặc tỏ ra bồn chồn.
- Bốc đồng: ở nữ thường trải nghiệm các cảm xúc mạnh, khiến họ không thể chậm lại hoặc suy nghĩ về những điều mình nói.
- Rối loạn chức năng điều hành: các kỹ năng tổ chức có thể là một thách thức lớn với trẻ. Bé gái mắc ADHD có thể có kỹ năng quản lý thời gian kém, khó thực hiện theo chỉ dẫn hoặc khó hoàn thành nhiệm vụ.
Triệu chứng sẽ thay đổi như thế nào theo thời gian
Hầu hết mọi người được chẩn đoán ADHD vào khoảng 12 tuổi. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể xuất hiện ở trẻ em từ 3 tuổi.
Ở trẻ nhỏ, tăng động và bốc đồng là triệu chứng chính của ADHD. Tuy nhiên, khi trẻ lớn lên, các triệu chứng có thể thay đổi.
Giảm chú ý và bốc đồng là những triệu chứng phổ biến nhất ở tuổi thiếu niên. Khi lớn lên, chúng cũng có thể phát triển các cơ chế ứng phó với ADHD. Tuy nhiên, những cơ chế này có thể dẫn đến các biến chứng nếu không được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Các biến chứng có thể xảy ra
ADHD thường xảy ra cùng với các tình trạng khác, bao gồm:
- Rối loạn phổ tự kỷ
- Rối loạn thách thức chống đối
- Các vấn đề hành vi
- Lo âu và trầm cảm
- Chứng khó đọc
- Rối loạn phối hợp vận động phát triển
ADHD không được chẩn đoán cũng có thể dẫn đến việc cá nhân phát triển các chiến lược đối phó kém và các biến chứng khác, bao gồm:
- lòng tự trọng thấp
- Mức độ căng thẳng cao
- Khó hình thành và duy trì các mối quan hệ
- Tăng nguy cơ rối loạn sử dụng chất
- Nguy cơ rối loạn ăn uống cao
Dấu hiệu cảnh báo sớm
Dấu hiệu sớm của ADHD ở bé gái bao gồm những dấu hiệu sau:
- Khó hoàn thành bài tập ở trường và chú ý thời hạn, ngay cả khi trẻ cố gắng để quản lý chúng
- Thường xuyên đi trễ bất chấp nỗ lực giữ đúng lịch trình
- Hay “mơ mộng” nên thường bỏ lỡ thông tin trong lớp hoặc các tình huống khác
- Khi nói chuyện thường chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác mà không báo trước
- Ngắt lời người khác khi đang nói chuyện
- Giảm chú ý ở trường và ở nhà
- Hay quên những gì trẻ vừa đọc hoặc những gì người khác vừa nói
Các yếu tố nguy cơ
Nguyên nhân chính xác gây nên ADHD vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy có thể có mối liên hệ di truyền với rối loạn này.
Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ phát triển ADHD bao gồm:
- Mẹ sử dụng chất kích thích hoặc hút thuốc trong khi mang thai
- Trẻ sinh non
- Mẹ tiếp xúc với các chất độc từ môi trường khi mang thai
- Độc tố từ môi trường bên ngoài
Khi nào cần tham khảo ý kiến chuyên gia
Nếu cha mẹ hoặc những người chăm sóc khác cho rằng trẻ có biểu hiện ADHD, họ nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa nhi, bác sĩ gia đình hoặc điều dưỡng nhi.
Một số bác sĩ nhi được đào tạo chuyên môn về hành vi và phát triển hoặc ít nhất là có sự quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực này. Các chuyên gia khác bao gồm bác sĩ tâm thần nhi, nhà tâm lý học và chuyên gia vật lý trị liệu.
Điều trị cho bé gái
Tìm hiểu về các phương pháp điều trị cùng ThS. BS. Đào Thị Thu Hương:
Các phương pháp điều trị chính của ADHD ở bé gái là tâm lý trị liệu, thuốc hoặc kết hợp cả hai.
Kế hoạch điều trị cho từng trẻ sẽ phụ thuộc vào triệu chứng, lứa tuổi, hoàn cảnh sống và tổng quan sức khỏe của trẻ ấy.
Thuốc
Cả thuốc kích thích thần kinh lẫn không kích thích đều có thể dùng được để điều trị ADHD. Thuốc kích thích có thể có hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng lên đến 70-80% trường hợp.
Các loại thuốc phổ biến cho ADHD bao gồm:
- Adderall (amphetamine and dextroamphetamine)
- Vyvanse (lisdexamfetamine)
- Concerta (methylphenidate)
Trị liệu
Trị liệu có thể giúp cá nhân hiểu rõ hơn và cuối cùng là kiểm soát được tình trạng của họ. Đây cũng có thể là một phương pháp quan trọng để giúp cha mẹ và người chăm sóc hỗ trợ trẻ.
Các loại trị liệu cho ADHD bao gồm:
- Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT)
- Đào tạo kỹ năng xã hội
- Trị liệu hành vi
- Trị liệu gia đình
Một vài gợi ý điều trị khác
Một số gợi ý chung dành cho cha mẹ và người chăm sóc nhằm khuyến khích trẻ quản lý các triệu chứng ADHD bao gồm:
- Khuyến khích tập thể dục hoặc chơi một môn thể thao đồng đội
- Thường xuyên cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời và khám phá thiên nhiên
- Tìm hiểu thêm về dinh dưỡng và cách các thói quen ăn uống ảnh hưởng đến các triệu chứng ADHD
- Khuyến khích nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc
- Thiết lập các thói quen đơn giản về bữa ăn, bài tập về nhà, vui chơi và đi ngủ
- Khen thưởng những thành tựu nhỏ
- Khám phá các lựa chọn điều trị chuyên nghiệp
- Đọc các nghiên cứu gần đây, sách hoặc báo
- Tìm kiếm liệu pháp hành vi nhóm phù hợp
- Hỗ trợ quản lý thời gian bằng cách đặt đồng hồ báo thức cho các hoạt động và thời hạn
Khi trẻ bước vào tuổi thiếu niên và trở nên độc lập hơn, trẻ có thể cần được hỗ trợ để điều chỉnh hành vi của mình.
Bao gồm:
- Hiểu và chấp nhận những thử thách của mình thay vì đánh giá và chỉ trích bản thân
- Nhận ra nguồn gốc của căng thẳng trong cuộc sống hằng ngày và thực hiện các thay đổi để giảm mức độ căng thẳng
- Đơn giản hóa lịch trình hằng ngày càng nhiều càng tốt
- Học để hỏi có cấu trúc, sắp xếp và hỗ trợ từ gia đình và bạn bè
- Phát triển các thói quen tự chăm sóc bản thân, chẳng hạn như nấu ăn
- Đi ngủ vào giờ cố định để đảm bảo đủ thời gian ngủ
- Tập trung vào hoạt động hoặc những gì trẻ thích và ưu tiên những điều đó
Cha mẹ, người chăm sóc và những người khác trong mạng lưới hỗ trợ của trẻ nên biết rằng nguy cơ sử dụng chất, hành vi bốc đồng và mang thai là rất cao ở tuổi thanh thiếu niên. Việc giáo dục và cung cấp thêm sự hỗ trợ về mặt cảm xúc xung quanh những vấn đề này là cần thiết.
Các tình trạng có triệu chứng tương tự
ADHD có thể khó chẩn đoán, một phần vì một số rối loạn khác có thể có các triệu chứng tương tự hoặc chồng chéo nhau. Bao gồm:
- Rối loạn phổ tự kỷ
- Rối loạn học tập
- Rối loạn giao tiếp xã hội
- Rối loạn hành vi, hành vi gây rối, kiểm soát xung động
Một vài tình trạng khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự:
- Rối loạn lo âu
- Rối loạn lưỡng cực
- Suy giảm thính lực
- Suy tuyến giáp
- Nhiễm độc chì
- Rối loạn co giật
- Rối loạn cảm giác
- Rối loạn giấc ngủ
Có thể cần loại trừ những tình trạng này trước khi chẩn đoán ADHD.
NGƯỜI LỚN
- Trầm cảm và suy giảm trí nhớ có liên hệ với nhau không?
- Nhận biết những dấu hiệu tiềm ẩn của trầm cảm
- Tâm thần phân liệt có thể điều trị dứt điểm không?
- Rối loạn khí sắc tiền kinh nguyệt (PMDD)
- Những điều cần biết về Mộng du
- Người mắc tâm thần phân liệt có khả năng lao động hay không?
- Trầm cảm trong Thai kỳ
- Thuốc chống Loạn thần là gì?
- Rối loạn giấc ngủ theo nhịp sinh học là gì?
- Tất cả những điều cần biết về Kích thích từ trường xuyên sọ (rTMS)