Rối loạn lưỡng cực là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Rối loạn lưỡng cực là gì? Triệu chứng và cách điều trị

HYPPO Clinic

Rối loạn lưỡng cực (Bipolar disorders ), hay còn gọi là rối loạn hưng – trầm cảm, đây là tình trạng cảm xúc  thay đổi bất thường. Tâm trạng của người bệnh có thể đột ngột hưng cảm (hưng phấn, kích động) hoặc trầm buồn, mất hứng thú một cách không kiểm soát.

Rối loạn lưỡng Cực là gì?

Rối loạn lưỡng cực (Bipolar disorders ), hay còn gọi là rối loạn hưng – trầm cảm, đây là tình trạng cảm xúc  thay đổi bất thường. Tâm trạng của người bệnh có thể đột ngột hưng cảm (hưng phấn, kích động) hoặc trầm buồn, mất hứng thú  một cách không kiểm soát.

Khi người bệnh vào giai đoạn trầm cảm, họ có thể cảm thấy tuyệt vọng, trầm uất, chán nản và mất hứng thú trong các hoạt động thường ngày. Khi tâm trạng người bệnh ở trạng thái hưng cảm, họ sẽ cảm thấy đầy hưng phấn và tràn đầy năng lượng. Trạng thái tâm tâm thần thay đổi đột ngột này thường xuất hiện vài lần trong năm hoặc thậm chí nếu nặng hơn là vài lần trong tuần, ảnh hưởng đến giấc ngủ, hành vi, khả năng tập trung của người bệnh.

Triệu chứng Rối loạn Lưỡng cực thường gặp

Trong rối loạn lưỡng cực, các giai đoạn trạng thái tâm trạng không theo một khuôn mẫu nhất định. Mức độ nghiêm trọng của nó khác nhau ở từng người và cũng có thể thay đổi theo thời gian và mức độ nghiêm trọng khác nhau, ở một số người những dấu hiệu này đã xuất hiện từ sớm.

Hưng cảm

Trầm cảm

Thay đổi về cảm xúc:

  • Cảm thấy lạc quan, hoạt bát.
  • Dễ bị kích thích bởi các tác nhân bên ngoài, gia tăng ham muốn.

Thay đổi hành vi:

  • Nói nhiều và nhanh hơn bình thường, không kiểm soát được.
  • Nảy sinh ra nhiều ý tưởng, hành động mất kiểm soát.
  • Khó tập trung.
  • Gia tăng hoạt động, muốn tham gia nhiều hoạt động cùng một lúc.
  • Giảm nhu cầu ngủ.
  • Tự cao thái quá về khả năng của bản thân.
  • Hành động khác thường, thiếu cân nhắc, có thể dẫn đến nguy hiểm cho bản thân hoặc những người xung quanh.

Thay đổi về cảm xúc:

  • Cảm giác buồn chán, bi quan, mất động lực.
  • Cảm giác vô vị, không cảm xúc với mọi thứ xung quanh.

Thay đổi về hành vi:

  • Cảm thấy uể oải, mệt mỏi, làm việc chậm chạp, kém năng suất.
  • Tự cô lập bản thân, tách biệt với cộng đồng và xã hội, tránh giao tiếp với người khác.
  • Kém tập trung, khả năng ghi nhớ kém.
  • Khả năng quyết định, suy nghĩ giảm sút.
  • Ăn không ngon miệng, chán ăn.
  • Nặng nề nhất là suy nghĩ về tự tử, có ý định tự sát.

Phân loại Rối loạn Lưỡng cực

Dựa vào các đặc điểm khác như thời gian, chu kỳ và mức độ cảm xúc, bệnh được chia làm 3 loại chính: loại I, II và rối loạn khí sắc chu kỳ (Cyclothymia)

Rối loạn lưỡng cực loại I

Bệnh nhân trải qua cả 2 mức độ trạng thái cảm xúc của bệnh là hưng phấn và trầm cảm một cách rõ rệt. Thời gian diễn tiến của cả 2 giai đoạn này tương đối bằng nhau.

Rối loạn lưỡng cực loại II

Người bệnh có thời gian trầm cảm lâu hơn và thường xuyên hơn so với loại I, còn cảm xúc lúc hưng phấn chỉ ở mức nhẹ, không biểu hiện rõ rệt. Đây là loại RLLC nguy hiểm với tỉ lệ người tự tử hoặc có ý định tự sát cao nhất.

 Rối loạn khí sắc chu kì (Cyclothymia)

Các biểu hiện thay đổi về cảm xúc, hành vi của người bệnh không rõ ràng, khó phát hiện, điểm đặc trưng là sự giao động cảm xúc liên tục. Thậm chí, người mắc khó cảm nhận rõ cảm giác thực sự hưng phấn hay trầm cảm. Nhưng chứng Cyclothymia có thể tiến triển thành RLLC loại I hoặc II (tỉ lệ 15% – 50%).

Điều trị bệnh rối loạn lưỡng cực

Bệnh cần được chẩn đoán và điều trị bởi bác sĩ tâm thần. Việc điều trị bệnh cần thời gian dài, mục tiêu kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Tuỳ vào mức độ và biểu hiện bệnh, có thể sử dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp:

Điều trị bằng thuốc

Thông thường, các bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thuốc đầu tiên để kiểm soát các triệu chứng của bệnh.

Các thuốc sử dụng trong chứng rối loạn lưỡng cực:

    • Thuốc an thần: Một số thuốc an thần thường được sử dụng như : lithium, acid valproic, carbamazepine và lamotrigine
    • Chống loạn thần: Nếu những triệu chứng của trầm cảm hoặc hưng phấn còn tiếp diễn, người bệnh có thể được kê thêm thuốc chống loạn thần như olanzapine, Risperidone,…
    • Chống trầm cảm: Bác sĩ có thể kê thuốc này để giúp người bệnh trong giai đoạn trầm cảm.
    • Thuốc chống loạn thần – trầm cảm: Symbax là thuốc kết hợp giữa thuốc chống trầm cảm fluoxetine và thuốc chống loạn thần olanzapine
    • Thuốc điều trị rối loạn lo âu: Benzodiazepine giúp điều trị các triệu chứng lo âu và cải thiện giấc ngủ, nhưng thuốc thường chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn.

 

Điều trị lâu dài

Người bệnh cần được điều trị lâu dài ngay cả khi các triệu chứng của bệnh đã đỡ. Những bệnh nhân ngưng thuốc sớm có tỉ lệ tái phát bệnh rất cao.

  • Tham vấn tâm lý : Khi người bệnh đang trải qua những triệu chứng không kiểm soát khi có những sự kiện căng thẳng, họ nên được tham vấn trị liệu để có thể kiểm soát cảm xác tốt hơn
  • Cai rượu, bia: Nếu người bệnh đang nghiện cồn hoặc các chất kích thích cũng cần có các biện pháp như sử dụng thuốc điều trị lạm dụng rượu, bia.

Nhập viện

Nhập viện là cần thiết ở những bệnh nhân không kiểm soát được hành vi của mình, có ý nghĩa tự tử, làm hại bản thân hoặc những người xung quanh. Tiếp nhận điều trị tâm thần ở bệnh viện có thể làm ổn định lại trạng thái của người bệnh, ở trạng thái hưng cảm hoặc trầm cảm.

Rối loạn lưỡng cực là căn bệnh phức tạp và gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên đời sống của người bệnh. Biện pháp điều trị được ưu tiên hàng đầu là sử dụng thuốc kết hợp điều trị tâm lý. Ngoài ra, người bệnh còn cần thêm sự trợ giúp của những người thân xung quanh và giáo dục để kiểm soát hành vi.

Tìm hiểu về Rối loạn lưỡng cực với sự chia sẻ của ThS. BS. Lê Nguyễn Thụy Phương: