
Khiếm khuyết Trí tuệ ở Trẻ em
Bài viết này tìm hiểu thêm về định nghĩa của khiếm khuyết trí tuệ, nguyên nhân, triệu chứng ở trẻ và một số lời khuyên dành cho cha mẹ và người chăm sóc. Thêm vào đó là những tiêu chuẩn chẩn đoán, cách điều trị và quản lý triệu chứng.
Khiếm khuyết trí tuệ thường được biết đến như một khiếm khuyết nhận thức. Một thuật ngữ lỗi thời và gây khó chịu khi nhắc đến tình trạng này đó là “chậm phát triển trí tuệ.”
Tìm hiểu cùng ThS. BS. Đào Thị Thu Hương:
Định nghĩa
Khiếm khuyết trí tuệ xảy ra khi cá nhân có khó khăn với khả năng trí tuệ nói chung. Điều này có thể ảnh hưởng đến:
- Hoạt động trí tuệ: học tập, phán đoán, giải quyết vấn đề, tư duy trừu tượng, lý luận, trí nhớ và kỹ năng học tập.
- Chức năng thực tế, đề cập đến khả năng hoạt động và tự chăm sóc bản thân độc lập chẳng hạn như: vệ sinh cá nhân, quản lý tiền bạc, thực hiện công việc ở gia đình, trường học và nơi làm việc.
- Chức năng xã hội: đề cập đến khả năng hoạt động bình thường trong xã hội qua các kỹ năng như: phán đoán, giao tiếp, hiểu biết và tuân thủ các quy tắc xã hội, hiểu được hậu quả của hành động và kết bạn.
Theo Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ, 1% dân số được chẩn đoán khiếm khuyết trí tuệ, 85% trong số đó thuộc dạng nhẹ.
Nam giới thường nhận được chẩn đoán khiếm khuyết trí tuệ nhiều hơn nữ giới.
Nguyên nhân
Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân chính xác của khiếm khuyết trí tuệ vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, thông thường tình trạng này phát triển do chấn thương, bệnh tật hoặc một số tình trạng não nhất định.
Bất kì tình trạng nào tác động đến não trước 18 tuổi, thậm chí trước khi sinh đều có thể dẫn đến khiếm khuyết trí tuệ. Tuy nhiên, khiếm khuyết trí tuệ có thể khởi phát muộn hơn như thời thơ ấu hoặc thanh thiếu niên do các tình trạng tổn thương não.
Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến khiếm khuyết trí tuệ như:
- Một số tình trạng di truyền nhất định: hội chứng down, phenylketonuria, hoặc hội chứng fragile X
- Hội chứng rượu bào thai
- Dị tật bẩm sinh hoặc dị tật não
- Một số bệnh nhiễm trùng như: viêm màng não, sởi, hoặc ho gà
- Tiếp xúc với chất độc như thủy ngân hoặc chì
- Chấn thương nghiêm trọng vùng đầu
- Đột quỵ
- Mẹ mắc bệnh trong quá trình mang thai chẳng hạn như rubella, sử dụng ma túy hoặc nhiễm trùng
- Các vấn đề khi sinh như thiếu oxy
- Suy dinh dưỡng nghiêm trọng
- Chăm sóc y tế không đầy đủ
Triệu chứng
Những trẻ em mắc khiếm khuyết trí tuệ nặng thường có nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn và dễ nhận thấy khi còn nhỏ.
Có nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác nhau mà những trẻ mắc khiếm khuyết trí tuệ có thể sẽ gặp phải. Nhìn chung, những trẻ gặp tình trạng này có xu hướng mất nhiều thời gian học hỏi và phát triển trí tuệ hơn người khác.
Trẻ cũng có xu hướng gặp khó khăn với các hành vi thích nghi. Những hành vi này bao gồm các kỹ năng về khái niệm, xã hội và thực tiễn mà con người học tập và sử dụng trong đời sống hằng ngày.
Một số triệu chứng phổ biến của khiếm khuyết trí tuệ bao gồm:
- Chậm đạt được các mốc phát triển như ngồi, bò, đi hoặc nói chậm hơn những trẻ khác
- Khó đọc hoặc viết
- Khó để hiểu và tuân theo các tiêu chuẩn xã hội
- Khó để hiểu kết quả hoặc hậu quả của những hành động
- Khó giải quyết vấn đề, suy nghĩ logic hoặc suy nghĩ trừu tượng
- Khó lên kế hoạch hoặc tuân thủ những lịch trình
- Khó ghi nhớ mọi thứ
- Khó để người khác biết nhu cầu của họ
- Khó để hiểu các chu trình xã hội/hệ thống như: thanh toán dịch vụ, thời gian hoặc cách sử dụng điện thoại
- Khó khăn với các kỹ năng xã hội
- Giảm khả năng thực hiện việc chăm sóc cá nhân thường xuyên như: ăn uống, mặc quần áo hoặc làm việc nhà
- Hạn chế chức năng trong một hoặc nhiều hoạt động hằng ngày
- Giảm khả năng phán đoán và đưa ra quyết định
- Khó khăn trong việc rút kinh nghiệm
- Giao tiếp phi ngôn ngữ như biểu cảm và cử chỉ
- Khó điều chỉnh cảm xúc và hành vi
Trong nhiều trường hợp, những triệu chứng của khiếm khuyết trí tuệ bắt đầu từ thời thơ ấu hoặc thanh thiếu niên. Đặc biệt, khó khăn ngôn ngữ và kỹ năng vận động có thể xảy ra từ khi trẻ 2 tuổi.
Những người có khiếm khuyết trí tuệ nhẹ có thể không có các biểu hiện rõ ràng nào cho đến khi họ bắt đầu gặp khó khăn trong việc học ở trường.
Chẩn đoán
Để chẩn đoán khiếm khuyết trí tuệ, bác sĩ sẽ thực hiện một số kiểm tra để đánh giá chức năng trí tuệ và khả năng thích nghi.
Một vài kiểm tra có thể được sử dụng như:
- Kiểm tra IQ ( điểm từ 70–75 có thể có khiếm khuyết trí tuệ)
- Thăm hỏi cá nhân và những người đã quan sát chức năng thích nghi của họ — tức là chức năng nhận thức, xã hội, thực tiễn — như là giáo viên hoặc các thành viên trong gia đình.
- Xem xét xem liệu rằng họ có các kỹ năng cần thiết để sống độc lập hay không
- Kiểm tra y khoa tổng quát
- Kiểm tra thần kinh
- Kiểm tra tâm lý
- Kiểm tra giáo dục đặc biệt
- Kiểm tra thính giác, thị giác, ngôn ngữ
- Đánh giá vật lý trị liệu
Khiếm khuyết trí tuệ có xu hướng phát triển và gây ra các triệu chứng rõ rệt trước 18 tuổi.
Điều trị và quản lý
Khiếm khuyết trí tuệ là một tình trạng suốt đời.
Mặc dù hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm nhưng trẻ có khiếm khuyết trí tuệ luôn có thể học cách cải thiện chức năng của mình theo thời gian. Các biện pháp can thiệp sớm và liên tục thường có thể cải thiện khả năng hoạt động của trẻ, từ đó giúp phát triển tốt hơn.
Hầu hết các kế hoạch trị liệu cho trẻ khiếm khuyết trí tuệ tập trung vào:
- Điểm mạnh của trẻ
- Nhu cầu
- Hỗ trợ chức năng hàng ngày
- Các điều kiện bổ sung
Có nhiều dịch vụ nhằm giúp trẻ khiếm khuyết trí tuệ và gia đình nhận được sự hỗ trợ cần thiết. Hầu hết các dịch vụ này cho phép người khiếm khuyết trí tuệ hoạt động bình thường trong cộng đồng.
Các dịch vụ hỗ trợ như:
- Các biện pháp can thiệp sớm để xác định khiếm khuyết trí tuệ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Hỗ trợ học tập và giáo dục đặc biệt ví dụ như kế hoạch học tập cá nhân
- Chương trình hướng nghiệp như dạy nghề hoặc học kỹ năng
- Hỗ trợ y khoa
- Tâm lý trị liệu
- Ngôn ngữ trị liệu
- Trợ thính
- Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng
- Cung cấp các thiết bị điều chỉnh hoặc công nghệ hỗ trợ
Các thành viên trong gia đình, người chăm sóc, bạn bè, đồng nghiệp và cộng đồng cũng có thể hỗ trợ thêm cho trẻ mắc khiếm khuyết trí tuệ.
Với sự hỗ trợ và điều trị phù hợp, hầu hết những trẻ có khiếm khuyết trí tuệ có khả năng đạt được thành công với vai trò của trong cộng đồng.
Tuy nhiên, khả năng tự chăm sóc và hoạt động của trẻ khiếm khuyết trí tuệ còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tình trạng bệnh lý hoặc di truyền tiềm ẩn khác mà trẻ mắc phải.
Thăm khám và điều trị khiếm khuyết trí tuệ cùng ThS. BS. Đào Thị Thu Hương
Tổng kết
Trẻ em có khiếm khuyết trí tuệ có những giới hạn khác nhau trong khả năng học hỏi và hoạt động trong xã hội và thường học chậm hơn những bạn khác.
Tuy nhiên, việc được điều trị sớm và liên tục bởi các dịch vụ hỗ trợ thường có thể giúp trẻ hoạt động bình thường và độc lập.
Liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của khiếm khuyết trí tuệ.
NGƯỜI LỚN
- Trầm cảm và suy giảm trí nhớ có liên hệ với nhau không?
- Nhận biết những dấu hiệu tiềm ẩn của trầm cảm
- Tâm thần phân liệt có thể điều trị dứt điểm không?
- Rối loạn khí sắc tiền kinh nguyệt (PMDD)
- Những điều cần biết về Mộng du
- Người mắc tâm thần phân liệt có khả năng lao động hay không?
- Trầm cảm trong Thai kỳ
- Thuốc chống Loạn thần là gì?
- Rối loạn giấc ngủ theo nhịp sinh học là gì?
- Tất cả những điều cần biết về Kích thích từ trường xuyên sọ (rTMS)